Tỏi và những công dụng diệu kỳ | ĂN GÌ MÙA CÔ VY? #1

Chào các bạn,

Trong tình hình hiện nay, ngoài thực hiện các nguyên tắc 5K để chung sống an toàn với dịch bệnh thì việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, bảo vệ cơ thể cũng có vai trò quan trọng không kém.

Tuy nhiên ăn gì để có thể nâng cao sức đề kháng và đặc biệt là bảo vệ cho lá phổi của chúng ta nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh? Hãy cùng SMI FOOD tìm hiểu trong series ĂN GÌ MÙA CÔ VY nha!

Loại thực phẩm đầu tiên giúp tăng cường miễn dịch mà SMI muốn giới thiệu tới mọi người đó chính là TỎI – một loại gia vị không còn xa lạ trong gian bếp của mỗi chúng ta. Không chỉ là một loại gia vị tỏi còn là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe với nhiều công dụng khác nhau.

công dụng của tỏi

NÂNG CAO MIỄN DỊCH

Tỏi có chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D, PP, hydrat cacbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như i-ốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng.

Ngoài ra, tỏi còn chứa nhiều i-ốt, giàu glucogen và chất kháng sinh allicin, fitonxit giúp diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Chính vì vậy nên tỏi là những thực phẩm hàng đầu về nâng cao miễn dịch.

PHÒNG CHỐNG CẢM CÚM VÀ CÁC BỆNH VỀ ĐƯỜNG HÔ HẤP

Một nghiên cứu gần đây vào năm 2014 của nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học Western Australia đã chứng minh rằng ở nhóm đối tượng có sử dụng tỏi hàng ngày thì sự xuất hiện bệnh cúm thông thường thấp hơn so với nhóm không sử dụng tỏi.

Ngoài ra việc sử dụng tỏi còn có thể làm ngắn thời gian mắc cúm, giảm mức độ trầm trọng của các triệu chứng. Theo các nghiên cứu khoa học, tỏi chứa một hợp chất tên là alliin.

Khi mà tỏi được ép hoặc nhai, thì hợp chất này chuyển thành allicin, hợp chất chính trong tỏi. Allicin có chứa một hàm lượng lưu huỳnh, tạo nên mùi rất đặc trưng của tỏi.

Tuy nhiên allicin này không bền vững, nó nhanh chóng chuyển sang hợp chất có chứa lưu huỳnh khác và từ đó mang đến những lợi ích trong điều trị bệnh cúm như: giúp long đờm, dễ thở, bớt ho và không bị nghẹt mũi .

Những hợp chất này giúp tăng cường khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh của bạch cầu khi bạch cầu gặp một số loại virus gây nên các bệnh, ví dụ virus gây cảm cúm thông thường.

Ngoài ra thì tỏi có thuộc tính ấm, khả năng khử hàn ẩm tốt, do đó ăn tỏi  sẽ giúp bạn làm ấm đường hô hấp và tránh mắc các bệnh về đường hô hấp đó.

LỌC ĐỘC TỐ TRONG MÁU, HẠ HUYẾT ÁP TỐT CHO TIM MẠCH 

Khi ăn tỏi thường xuyên, quá trình lão hóa của động mạch chủ có thể được làm chậm lại. Tỏi có công dụng hạ mức cholesterol xấu và đồng thời tăng lượng cholesterol tốt, giúp cơ thể loại bỏ các mảng xơ vữa trên thành mạch máu.

Tỏi có tác dụng giảm mỡ máu, ức chế tích tụ tiểu cầu, ngăn ngừa hình thành huyết khối. Chính vì thế, phòng ngừa bệnh tim mạch là công dụng của tỏi được nhiều người quan tâm đến.

Loại gia vị này cũng rất tốt với những bệnh nhân mắc bệnh huyết áp. Cụ thể, tỏi sẽ giúp cơ thể chúng ta kiểm soát huyết áp bằng cách giảm độ nhớt của máu nhờ hoạt chất ajoene.

Trong khi đó, chất polysulfides và những phân tử lưu huỳnh có trong tỏi có thể làm giãn cơ trơn, đồng thời kích thích sản xuất các tế bào nội mạc và giãn mạch máu và giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả, nhất là đối với những người có huyết áp cao.

Ngoài ra tỏi còn rất nhiều công dụng khác như: Làm đẹp da, Trị mụn, Ngăn ngừa bệnh Alzheimer, có lợi cho quá trình điều trị ung thư,… và cũng rất tốt cho xương khớp.

ĂN TỎI NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT NHẤT?

Được chế biến khá nhiều trong các món ăn tuy nhiên thì không phải ai cũng biết cách ăn tỏi thế nào để nó có thể phát huy được tác dụng tốt nhất.

Nghiên cứu cho thấy trong tỏi chứa rất nhiều hoạt chất  có lợi nhưng chúng chỉ được hoạt động khi củ tỏi được đập dập, nghiền nát hoặc nhai và sẽ bị bất hoạt ở nhiệt độ cao.

Chính vì vậy nên ăn tỏi sống là hiệu quả nhất. Chúng ta nên ăn 3-5 tép tỏi tươi hoặc khô mỗi ngày và cũng không nên ăn quá nhiều tỏi cùng một lúc vì tỏi tính cay, ăn nhiều có thể không tốt cho dạ dày và dễ bị đầy bụng.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được tỏi sống vì mùi vị của nó khá là hăng và nồng. Thay vì ăn tỏi sống SMI xin gợi ý cho bạn một vài món ăn với tỏi mà bạn có thể thêm vào thực đơn như:

  •  Các món rau, thịt xào tỏi như: Rau muống xào tỏi, Bí đỏ xào tỏi, Thịt bò xào tỏi,…
  • Những món chấm với nước mắm tỏi như: Nem, Thịt luộc, Bánh cuốn,…
  • Dấm tỏi ớt bạn có thể tự ngâm tại nhà để ăn chung với Bún hoặc Phở,..

Món ăn với tỏi

Khi chế biến tỏi, để không làm mất đi nhiều chất có lợi thì chúng ta nên thái lát mỏng hoặc đập dập, nghiền nát trước khi nấu 10 – 15 phút và không nấu ở nhiệt độ quá cao.

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo một số chế phẩm từ tỏi mang lại lợi ích tương tự cho sức khỏe như:

  • Thực phẩm chức năng tỏi
  • Bột tỏi
  • Tinh chất tỏi già
  • Dầu tỏi

Vậy là SMI FOOD đã giới thiệu tới các bạn loại thực phẩm đầu tiên trong chuỗi những loại thực phẩm có lợi cho việc bảo vệ sức khỏe chúng ta trong mùa dịch này rồi.  Cùng đón chờ những bài viết tiếp theo của chúng mình nhé. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!

Nếu các bạn quan tâm đến SMI FOOD và muốn tìm hiểu thêm các thông tin về thực phẩm các bạn có thể ghé thăm trang FANPAGE của chúng mình nha: https://www.facebook.com/smifood.555

Nguồn tham khảo: vinmec.com; vfa.gov.vn.

Bạn có thể xem thêm: 6 lợi ích tuyệt vời của bông cải xanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *