Bông cải xanh – “siêu thực phẩm” có lợi cho sức khỏe I ĂN GÌ MÙA CÔ VY? #5

Chào các bạn !

Trong tình hình hiện nay, ngoài thực hiện các nguyên tắc 5K để chung sống an toàn với dịch bệnh thì việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, bảo vệ cơ thể cũng có vai trò quan trọng không kém. Tuy nhiên ăn gì để có thể nâng cao sức đề kháng và đặc biệt là bảo vệ cho lá phổi của chúng ta nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh? Hãy cùng SMI FOOD tìm hiểu trong series ĂN GÌ MÙA CÔ VY nha!

Loại thực phẩm thứ 5 SMI FOOD gợi ý đến bạn thêm vào thực đơn hằng ngày trong mùa dịch này  đó chính là BÔNG CẢI XANH. Vậy thì bông cải xanh có những lợi ích gì với sức khỏe của chúng ta, và chế biến sử dụng chúng thế nào cho đúng cách?

1. LỢI CUNG CẤP LƯỢNG VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT LỚN

Theo FoodData Central, 100g bông cải xanh tương ứng khoảng 33 Calo, gồm 90% là nước, cùng các thành phần như: Chất xơ (2,6 g), Protein (2,8 g), Đường (1,7 g), Cacbohydrat (7 g), Natri (33mg), Kali (316mg), Vitamin A (623IU), Vitamin C (89,2 mg), Vitamin B6 (0,2 mg), Canxi (47 mg), Magie (21 mg), Sắt (0,7 mg), cùng một số thành phần khác.

  • Theo nghiên cứu thì trong 100g bông cải xanh có thể cung cấp tới hơn 80% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày, góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Bông cải xanh cũng được biết đến là loại rau có hàm lượng protein cao, chứa ít carbs tiêu hóa nhưng cung cấp một lượng chất xơ dồi dào giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu và hỗ trợ giảm cân.

2. CHỨA HÀM LƯỢNG CHẤT CHỐNG OXY HÓA CAO

Hàm lượng chất chống oxy hóa trong bông cải xanh có thể là một trong những lợi ích chính của nó mang lại đối với sức khỏe con người. Các chất chống oxy hóa được cho là giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, ngăn ngừa hoặc làm chậm các tổn thương cho các tế bào gây ra bởi các gốc tự do, giữ cho các tế bào của cơ thể khỏe mạnh, từ đó giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.

  • Glucoraphanin: là một hợp chất có hàm lượng cao trong bông cải xanh được chuyển đổi thành chất chống oxy hóa mạnh gọi là sulforaphane trong quá trình tiêu hóa.Các nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật chỉ ra rằng sulforaphane có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm giảm lượng đường trong máu, mức cholesterol, căng thẳng oxy hóa và phát triển bệnh mãn tính.
  • Lutein và zeaxanthin: là các chất chống oxy hóa được tìm thấy trong bông cải xanh, có thể ngăn ngừa stress oxy hóa và tổn thương tế bào trong mắt của bạn

3. BÔNG CẢI XANH ỨC CHẾ TẾ BÀO UNG THƯ

Theo các nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu thụ các loại rau họ cải, bao gồm bông cải xanh, có tác dụng giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư, bao gồm ung thư phổi, đại trực tràng, vú, tuyến tiền liệt, tuyến tụy và dạ dày.

  • Isothiocyanates: chất này ảnh hưởng đến men gan, giảm quá trình oxi hóa, giảm viêm, kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể và chống lại sự phát triển của tế bào ung thư.
  • Sulforaphane:  trong bông cải xanh giúp tiêu diệt các tế bào gốc ung thư – nguyên nhân tăng trưởng khối u. Hơn thế, chất này còn có khả năng tác dụng đến quá trình methyl hóa AND, ức chế các tiền gen ung thư.
  •  Glucoraphanin: là tiền thân của sulforaphane – có trong bông cải xanh có tác dụng tăng enzyme tế bào bảo vệ chống lại những tổn thương từ các hóa chất trị liệu.
    Theo tạp chí PLoS One cho thấy chỉ cần ăn bốn lần bông cải xanh mỗi tuần có thể bảo vệ người bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

4. GÓP PHẦN THÚC ĐẨY XƯƠNG KHỚP KHỎE MẠNH

Nhiều chất dinh dưỡng trong bông cải xanh có tác dụng hỗ trợ xương khỏe mạnh và ngăn ngừa các rối loạn liên quan đến xương.

  • Cung cấp một lượng không nhỏ vitamin K, canxi, cùng với photpho, kẽm, vitamin A, vitamin C các chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết giúp duy trì xương khỏe mạnh.
  • Chứa một lượng sulforaphane có thể giúp ngăn ngừa viêm xương khớp.

5. HỖ TRỢ SỨC KHỎE TIM MẠCH, NÃO, ĐẶC BIỆT GIÚP BẢO VỆ DA

  • Hỗ trợ sức khỏe tim mạch:
    Một nghiên cứu ở những người điều trị bằng chất bổ sung mầm bông cải xanh dạng bột cho thấy chất béo trung tính và cholesterol LDL “xấu” giảm đáng kể, đồng thời mức cholesterol “tốt” được tăng lên.Chất chống oxy hóa trong bông cải xanh có thể làm giảm nguy cơ đau tim tổng thể và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Hỗ trợ chức năng não khỏe mạnh:
    Một số chất dinh dưỡng và hợp chất hoạt tính sinh học trong bông cải xanh có thể làm chậm quá trình suy giảm tinh thần và hỗ trợ chức năng não và mô thần kinh khỏe mạnh.Sulforaphane là một hợp chất hoạt tính sinh học mạnh có trong bông cải xanh với khả năng hỗ trợ chức năng não sau trường hợp giảm oxy đến não.
  • Bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời:
    Nghiên cứu chỉ ra rằng các hợp chất hoạt tính sinh học trong bông cải xanh có thể bảo vệ da chống lại tác hại của bức xạ UV dẫn đến ung thư da. Đồng thời cải thiện tình trạng xỉn màu, rám nắng của da, thúc đẩy sự sản sinh collagen cùng vitamin A, giúp bảo vệ lớp màng tế bào da khỏi tác hại của tia cực tím.

6. SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN BÔNG CẢI XANH ĐÚNG CÁCH

*Sơ chế bông cải xanh đúng cách:

Bước 1: Dùng dụng cụ bào (nạo) loại bỏ lớp da cứng bên ngoài thân bông cải xanh (phần thân bông cải xanh chứa rất nhiều dinh dưỡng có lợi)
Bước 2: Cắt rời từng nhánh bông ra và giữ lại phần thân. Sau khi cắt thì mang bông cải xanh đi rửa
Bước 3: Cắt phần thân bông cải xanh theo chiều dọc rồi cắt nhỏ thành các khúc vừa ăn.
Với cách này thì bạn sẽ không làm lãng phí lượng vitamin, khoáng chất dồi dào trong thân bông cải và khiến món ăn trở nên bổ dưỡng hơn.

*Chế biến bông cải xanh:

Bông cải xanh có thể được ăn sống hoặc hấp, xào hoặc nướng để giúp cải thiện hương vị và kết cấu. Nó thường được kết hợp trong các món salad, món xào, món ăn phụ và các loại nước chấm.

Dưỡng chất trong bông cải xanh rất dễ biến mất khi không được nấu chín đúng cách, đặc biệt là nấu quá chín khiến mất đi dinh dưỡng. Vì vậy dưới đây là một số cách chế biến bông cải xanh đúng cách:

  • Hấp hoặc nấu chin bông cải xanh trong 2 đến 4 phút.

Theo lời khuyên từ các chuyên gia thì nên đun sôi bông cải xanh trong vài phút để bảo quản enzyme kích hoạt sulforaphane và giữ lại những tác dụng quý của loại rau này.

  • Nấu cùng với mầm bông cải xanh.

Theo một nghiên cứu được đăng lên tạp chí ở Anh cho thấy mầm bông cải xanh 1-2 ngày tuổi kết hợp với bông cải xanh có thể tăng gấp đôi tác dụng chống ung thư của loại thực phẩm này.

  • Ăn sống bông cải xanh và mầm bông cải xanh.

Phương pháp này giúp tận dụng tối đa các chất dinh dưỡng trong bông cải xanh hơn là sử dụng các phương pháp khác, bởi theo nghiên cứu thì người ăn bông cải xanh sống sẽ hấp thụ sulforaphane nhanh và với lượng cao hơn so với những người ăn nấu chín.

Vậy là SMI FOOD đã giới thiệu tới các bạn loại thực phẩm thứ 5 vô cùng bổ dưỡng trong chuỗi những loại thực phẩm có lợi cho việc bảo vệ sức khỏe chúng ta trong mùa dịch này rồi.  Cùng đón chờ những bài viết tiếp theo của chúng mình nhé. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!

Nếu các bạn quan tâm đến SMI FOOD và muốn tìm hiểu thêm các thông tin, kiến thức bổ ích về thực phẩm các bạn có thể ghé thăm trang FANPAGE của chúng mình nha: https://www.facebook.com/smifood.555

Nguồn tham khảo: healthline.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *