Luộc thịt thấy sủi bọt thì có sao không?

Luộc thịt thấy sủi bọt có phải do thịt bẩn: 99% chúng ta đều sai lầm khi hớt bỏ phần dưỡng chất quan trọng mà không hề biết. Liệu có đúng là thịt hoặc xương khi mang luộc có hiện tượng sủi bọt là do bẩn hay chứa chất có/hại? Lý giải về mặt khoa học sẽ khiến nhiều người bất ngờ.
Thịt lợn luộc hay các món ninh, hầm với xương lợn đều là những món ăn phổ biến, được nhiều người yêu thích. Không ít người cho rằng, luộc thịt cũng là cách đơn giản nhất để nhanh chóng có món ngon. Thế nhưng, chọn được thịt tươi, sơ chế khéo léo mới là yếu tố quan trọng.
Đa số khi luộc thịt đều nghĩ rằng, sau khi rửa thịt chỉ cần bỏ vào nồi nước, đun đến khi nổi bọt khí thì vớt ra. Ai nấy cũng mặc định là những bọt khí này chính là chất bẩn tiết ra từ thịt. Vớt hết bọt khí đồng nghĩa với loại bỏ được nhiều chất bẩn, có thể yên tâm thưởng thức. Tuy nhiên, đây lại là quan niệm sai lầm không chỉ 1 – 2 người mắc phải.

Vì sao có bọt khí, bọt trắng nổi lên khi luộc thịt?

Nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra rằng, thành phần chính của thịt là protein và chất béo. Bên cạnh đó còn có carbohydrate, nước và nhiều chất khác. Với phần nước luộc đầu tiên, dù là thịt hay xương, thường có phần bọt trắng nổi lên.
Có trường hợp váng đóng mảng rất dày, đặc biệt là khi luộc xương ống, xương sườn. Đây có thể là m.á.u thừa, cặn còn bám lại trên miếng thịt sau quá trình vận chuyển. Nhiều người thường vớt đi để tránh mùi hôi. Song, ở nước luộc thứ 2, bọt trắng và bọt khí lúc này chính là protein ở thịt, đã đông tụ lại. Chúng ta hoàn toàn có thể ăn được phần này mà không cần lo lắng gì về hóa chất hay cặn bẩn.
Sau khi bỏ lớp váng dày ở đâu, lớp bọt sau đó chính là protein từ thịt. Nhất là với xương ống, xương sườn lợn. Kết cấu xương xốp nên có thể tiết nhiều nước hơn ở trong. Như vậy, khi luộc thì váng và bọt trắng sẽ nhiều hơn. Phần lớn cho rằng đây là chất bẩn nên thường luộc vài lần để vớt tới khi nào hết bọt thì thôi. Tuy vậy, ít ai biết hành động này đã làm mất đi rất nhiều dinh dưỡng.

Luộc thịt theo chỉ dẫn của chuyên gia

Miếng thịt trước khi đem nấu phải qua sơ chế, rửa sạch. Đặc biệt là xương. Bạn cần pha loãng muối với nước rồi dùng để rửa. Nước muối loãng có thể loại bỏ chất bẩn, cũng khiến thịt thơm ngon hơn khi chế biến. Trong lúc luộc thịt, khi thấy lớp váng, lớp bọt đầu tiên thì nên vớt bỏ. Từ lớp bọt sau, bạn không cần vớt vì đây chính là chất dinh dưỡng từ thịt tiết ra.
Chỉ cần vớt lớp bọt đầu nổi lên, bọt váng sau đó là chất dinh dưỡng, có thể giữ lại. Thực tế, rất khó để kiểm định thịt bằng mắt thường, muốn biết thịt sạch và toàn tuyệt đối hay không còn cần xem xét quá trình chăn nuôi.
Nguồn: Foodnk.com – Khoa học và Công nghệ Thực phẩm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *