Bạn đã biết hết TÁC DỤNG của GỪNG và những LƯU Ý khi sử dụng chưa? I ĂN GÌ MÙA CÔ VY? #2

Chào các bạn,

Trong tình hình hiện nay, ngoài thực hiện các nguyên tắc 5K để chung sống an toàn với dịch bệnh thì việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, bảo vệ cơ thể cũng có vai trò quan trọng không kém.

Tuy nhiên ăn gì để có thể nâng cao sức đề kháng và đặc biệt là bảo vệ cho lá phổi của chúng ta nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh? Hãy cùng SMI FOOD tìm hiểu trong series ĂN GÌ MÙA CÔ VY nha!

Loại thực phẩm thứ 2 SMI FOOD gợi ý đến bạn thêm vào thực đơn hằng ngày trong mùa dịch này  đó chính là GỪNG. Vậy thì gừng có những lợi ích gì với sức khỏe của chúng ta, và chế biến sử dụng chúng thế nào cho đúng cách?

LOẠI BỎ ĐỘC TỐ, GIÚP LỌC SẠCH PHỔI

Gừng được biết đến với đặc tính chống viêm. Gừng giúp loại bỏ độc tố khỏi đường hô hấp. Nó cũng có các vitamin và khoáng chất như kali, magiê, kẽm và beta-carotene.

Gừng có vị cay, tính ấm, khi sử dụng cùng nước ấm có tác dụng làm giãn các mao mạch, giúp tăng nhanh quá trình tiết mồ hôi, hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu, làm ấm cơ thể từ trong ra ngoài để chống lại virus hợp bào hô hấp – nguyên nhân gây ra một số bệnh liên quan đến đường hô hấp như cảm lạnh.

Đây được coi là một trong những cách tự nhiên tốt nhất để điều trị viêm họng và cảm lạnh, theo The Health Site. 

Thậm chí, một số nghiên cứu thậm chí còn phát hiện ra rằng chiết xuất gừng có thể tiêu diệt tế bào ung thư phổi.

Tác dụng của gừng là chữa ho, giải cảm, làm ấm cơ thể

Tiến sĩ, bác sĩ Vishakha Mahindroo, chuyên gia Ayurveda (y học truyền thống Ấn Độ) cấp cao và chuyên gia Panchakarma cho biết trà gừng là một trong số cách dễ dàng để làm sạch và giải độc phổi của bạn, theo Times of India.

ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA

Ngoài tác dụng có lợi phổi, gừng còn có hiệu quả trong điều trị một số triệu chứng của bệnh đường tiêu hóa như buồn nôn, ợ nóng, trào ngược dạ dày…

Củ gừng và tinh dầu gừng thường được coi là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trà gừng cũng được sử dụng để giảm bớt một số triệu chứng dạ dày và tăng cảm giác thèm ăn.

Ngoài ra, sử dụng gừng một cách vừa phải mỗi ngày sẽ giúp cơ thể điều chỉnh được lượng đường trong máu, đồng thời thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hấp thu khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác, kích thích sự thèm ăn cũng như duy trì hệ tiêu hóa trong trạng thái tốt nhất.

GIẢM CHOLESTERON, PHÒNG NGỪA TIỂU ĐƯỜNG

Gừng có tác dụng giảm lượng cholesterol và kiểm soát lượng đường trong máu. Một nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân sử dụng gừng thường xuyên trong một thời gian có thể giảm rõ rệt nồng độ cholesterol cũng như ngăn chặn tình trạng tăng đường huyết.

Do vậy, sử dụng gừng thường xuyên sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm như béo phì, cao huyết áp, tiểu đường…

CHẾ BIẾN, SỬ DỤNG GỪNG ĐÚNG CÁCH

Với dạng tươi, gừng có hương vị thơm nồng đặc trưng, giúp các món súp, nước sốt, hầm, kho, xào thơm ngon, hấp dẫn hơn. Chỉ cần xát gừng lên dao bào để bào mỏng gừng, giúp tăng hương vị món ăn.

Để gừng nhanh hòa quyện với các thực phẩm khác, bạn có thể xát gừng vào dao bào, giã nhỏ gừng hoặc cắt lát mỏng. Cắt lát mỏng gừng sẽ làm giảm vị nồng của gừng và bạn dễ dàng lấy gừng ra trước khi dọn món.

Ngoài được sử dụng trong các món ăn thì trà gừng cũng là một thức uống rất hữu ích  để làm ấm cơ thể khi bị cảm lạnh, hay bị viêm đường hô hấp. Sau đây SMI FOOD xin giới thiệu một vài công thức trà gừng mà bạn có thể thử:

Công thức 1: Trà gừng đường trắng

Nguyên liệu chuẩn bị: Gừng tươi, nước lọc và đường trắng.

Cách thực hiện:

Bước 1: Bạn lấy gừng cạo vỏ và rửa sạch với nước rồi nạo chúng thành những sợi nhỏ.

Bước 2: Bạn lấy một cái nồi nhỏ cho một lượng nước vừa phải vào và đun sôi. Tiếp đến bạn cho gừng vừa nạo nhỏ vào một cái cốc. Đợi nước sôi bạn đổ vào cốc gừng nạo đã chuẩn bị và chờ khoảng 10 phút.

Bước 3: Sau khi để gừng ngâm một lúc trong nước sôi bạn cho tiếp đường trắng vào và khuấy đều vị của đường và gừng hòa quyện vào nhau.

Công thức 2: Trà gừng, chanh, mật ong

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gừng tươi, nước lọc, chanh, mật ong.

Cách thực hiện:

Bước 1: Bạn làm sạch gừng và cắt chúng thành các lát mỏng.

Bước 2: Cho lượng nước lọc đủ dùng vào một nồi nhỏ, thả các lát gừng vừa cắt được vào cùng sau đó bật bếp đun sôi nhỏ lửa khoảng 10 phút.

Bước 3: Sau 10 phút, bạn tắt bếp và rót nước gừng ra môt chiếc cốc. Tiếp đến vắt ½ quả canh( lọc vứt hạt) và 1-2 thìa mật ong(tùy vị của bạn) vào cốc nước gừng đang nóng khuấy đều.

Ảnh minh hoạ: Internet

Lưu ý là bạn không nên cho gừng và đường quá nhiều. Bởi nhiều gừng thì rất cay không thể uống được, còn nhiều đường thì vị ngọt gắt của nó sẽ làm mất đi mùi hương dễ chịu vốn có của trà gừng.

Ngoài có tác dụng trị cảm cúm, viêm đường hô hấp, thì trà gừng còn rất tốt cho người bị tụt huyết áp, giảm đau bụng kinh cho chị em phụ nữ và còn có thể áp dụng hàng ngày để giảm cân.

Mặc dù tác dụng của gừng với sức khỏe là rất tốt nhưng chúng ta không nên sử dụng một cách bừa bãi. Bởi nếu sử dụng vượt quá liều lượng, đôi khi sẽ gây phản tác dụng.

Ví dụ như trong ngày bạn ăn nhiều gừng có thể bị ợ nóng, đầy hơi, dạ dày khó chịu, kích ứng vùng miệng.

Khi dùng với lượng gừng nhiều trong thời gian dài thì có thể bạn sẽ gặp phải những vấn đề nghiêm trọng hơn như làm tăng nguy cơ chảy máu (nhất là với phụ nữ mang thai, người bị bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch) hay có thể gây phản ứng với thuốc mà bạn đang dùng. Vì vậy, nếu sử dụng gừng hằng ngày, bạn nên lưu ý những điều sau:

    • Không nên dùng quá 5gr gừng mỗi ngày. Với những ai đang có vấn đề sức khỏe như bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, phụ nữ mang thai hoặc đang sử dụng thuốc, nên tham khảo bác sĩ kĩ trước khi dùng.
    • Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.
    • Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.
    • Có thể ăn một ít gừng tươi trước khi dùng bữa để kích thích vị giác và tiết dịch tiêu hóa.
    • Có thể uống một ít nước gừng, trà gừng ấm để làm giảm tình trạng đầy hơi, đờm cổ họng và nghẹt mũi.
    • Có thể dùng gừng thoa lên da nhưng chỉ nên xoa thử một vùng nhỏ trước để xem gừng có gây kích ứng da không, và thoa trong một thời gian ngắn.
    • Nhiều người gọt vỏ khi ăn gừng mà không biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vì vậy, khi ăn gừng nên rửa sạch phần vỏ ngoài thay vì gọt vỏ đi

Vậy là SMI FOOD đã giới thiệu tới các bạn loại thực phẩm thứ 2 trong chuỗi những loại thực phẩm có lợi cho việc bảo vệ sức khỏe chúng ta trong mùa dịch này rồi.  Cùng đón chờ những bài viết tiếp theo của chúng mình nhé. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!

Nếu các bạn quan tâm đến SMI FOOD và muốn tìm hiểu thêm các thông tin về thực phẩm các bạn có thể ghé thăm trang FANPAGE của chúng mình nha: https://www.facebook.com/smifood.555

Bạn có thể xem thêm: Ăn nấm có lợi như thế nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *