Xin chào mọi người, nay mình muốn chia sẻ một vài tips mà mình nghĩ là hữu ích khi học môn thí nghiệm hóa sinh. Những tips này mình dựa trên quá trình ôn tập, cũng như chuẩn bị bài trước khi thí nghiệm và trong quá trình ôn thi.
Lưu ý: Bài viết này phù hợp với những bạn học thí nghiệm hoá sinh tại Đại học Bách Khoa Hà Nội với giảng viên hướng dẫn là: TS. Phùng Thị Thuỷ.
Một buổi thí nghiệm hóa sinh diễn ra như thế nào ?
- Đầu giờ giáo viên sẽ hỏi sinh viên về phần chuẩn bị bài, sinh viên cũng có thể hỏi giáo viên về những phần khúc mắc trong quá trình chuẩn bị.
- Giáo viên giảng lý thuyết, nguyên tắc thí nghiệm và hướng dẫn cách tiến hành bài thí nghiệm.
- Sinh viên thực hiện buổi thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên
- Sinh viên lấy số liệu từ bài thí nghiệm và về nhà làm báo cáo xử lí thí nghiệm.
Một số tips của mình đưa ra:
- Ghi âm lại lí thuyết giảng viên dạy trên lớp, điều này sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình ôn thi giúp bạn nhớ lại những nguyên tắc của các buổi thí nghiệm
- Chuẩn bị bài mới dựa trên báo cáo của những khóa trước. Tuy là có thể thay đổi một số dữ kiện tùy theo giáo viên nhưng phần lớn là có thể đối chiếu và đưa ra những câu hỏi để đạt được điểm cộng.
- Trong quá trình thực hiện thí nghiệm hãy cố gắng làm nhiều nhất có thể, điều này sẽ giúp bạn nhớ hơn về bài thí nghiệm cũng như hiểu rõ hơn về bài
- Một bài thi chia làm 3 câu: 1 câu tính toán và 2 câu hỏi nguyên tắc thí nghiệm, chủ đề thi rất rộng đừng chủ quan và hãy học hết tất cả các bài, có thể tập trung vào 1 số bài như glucoamylase, protein, DNS,.. nhưng ít nhất phải học qua để có thể chém nếu lệch tủ.
- Trong quá trình ôn thi, hãy chép lại báo cáo thí nghiệm để bạn nắm khái quát toàn bộ bài báo cáo, cũng như thật sự hiểu được nguyên tắc bài báo cáo là gì.
- Cuối cùng, khi tham khảo báo cáo của các năm trước hãy tự đối chiếu theo những thay đổi của thầy cô theo từng năm, đừng ăn sẵn mà copy nguyên tất cả tài liệu.
Ở đây chúng mình có một số tài liệu báo cáo thí nghiệm hoá sinh tự sưu tầm được, bạn có thể tham khảo và nhắn tin cho page SMIFOOD để nhận được tài liệu đầy đủ gồm 12 bài báo cáo nha!
báo-cáo-thí-nghiệm-hóa-sinh-ôn-tập
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm!
Bạn có thể xem thêm: Những lưu ý khi học thí nghiệm ở Đại học Bách Khoa Hà Nội